Thể loại

Tin tức nổi bật

Trung Quốc sẽ gây chiến tranh Biển Đông vào lúc nào? Vì sao?

(Cập nhật: 3/15/2015 11:14:25 AM)

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông, chúng ta liên tục thấy sự sôi nổi ở vấn để biển Đông, cũng như sự hung hăng của Trung Quốc. Đôi lúc chúng ta nghĩ rằng chiến tranh đã rất cận kề. Rồi chúng ta tự hỏi, nó có khả năng diễn ra hay không? Bao giờ nó diễn ra? Diễn ra như thế nào?

Khoảng thời gian 2020 - 2050

Theo tôi, đây là thời gian vàng cho Trung Quốc động binh. Trong thời gian này, Trung Quốc có một số điều kiện tương đối thuận lợi, và họ sẽ phải tận dụng triệt để nếu muốn đạt được mưu đồ xâm lược của mình, vì tấn công trước hoặc sau khoảng thời gian này thì Trung Quốc sẽ lâm vào rắc rối lớn.

Dưới đây là các lí do khiến Trung Quốc sẽ động binh trong giai đoạn 2020 - 2050:

Vấn đề tài nguyên: cái lí do gây chiến này ai cũng biết rồi, Trung Quốc hiện đang khát tài nguyên hơn cả, thứ đầu tiên Trung Quốc cần là dầu mỏ để bôi trơn nền kinh tế đang phát triển nóng và nhanh như vũ bão, sau đó là các loại tài nguyên khác.

Nhìn vào sự phát triển của Trung Quốc ngay hôm nay làm ta nhìn thấy không gì hơn ngoài một nước tư bản trong giai đoạn đầu, (khi còn là tư bản thực dân cướp đất giành tài nguyên như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha). Trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông, ai cũng biết là đủ sức nuôi sống nền kinh tế Trung Quốc trong khoảng 40 năm sau, số lượng cá ở biển Đông đủ nuôi sống đám ngư dân ở phía Nam Trung Quốc một thời gian dài.

Đây là một trong những điều kiện cần để Trung Quốc tiến hành chiến tranh với bất kì nước nào trên biển Đông, chứ chưa phải là điều kiện thuyết phục chúng ta về mốc thời gian trên cho lắm.

Vấn đề dân số: thực ra hơi khôi hài khi lấy vấn đề này ra nói, nhưng đây lại là vấn đề rất lớn để Trung Quốc gây chiến. Thậm chí nó còn quyết định luôn việc tại sao phải đánh trong giai đoạn này mà không phải giai đoạn khác. Tại sao thế?

Tỷ lệ dân số đông và trong 10, 20 năm tới tính từ năm 2012 thì lại càng đông theo hướng tiêu cực, vấn đề chênh lệch giới tính giữa nam và nữ rất nghiêm trọng, dân số già hóa dần, an sinh xã hội sẽ trở thành gánh nặng.

Vậy làm sao để giải quyết vấn đề dân số sẽ già này mà không có lối thoát này? Đó là … giết chết bớt đi trước khi họ kịp già. Nhưng làm sao giết dân một cách hợp pháp? Cách hợp pháp nhất là …đẩy ra chiến trường! Và mốc thời gian 2020-2050 là khoảng thời gian tốt để giết bớt một thế hệ ở Trung Quốc và bắt đầu một thế hệ mới cân đối hơn.

Vấn đề chính trị: Lần này, nếu có chiến tranh, Trung Quốc sẽ không để xảy ra những cuộc tranh cãi lớn trong nội bộ chế độ lãnh đạo như năm 1979 nữa, sự tranh cãi về vấn đề tấn công một đồng mình chung ý thức hệ Cộng sản, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không để lập lại.

8 năm tính từ năm 2012 có lẽ là quá đủ để Trung Quốc loại hẳn những đối thủ chính trị có tư tưởng thân đồng minh cùng ý thức hệ (VD như Việt Nam và Trung Quốc chung ý thức hệ cộng sản, nói thật chứ theo quan điểm cá nhân tôi thì Trung Quốc chẳng “cộng sản” chỗ nào cả!) để thay lên một đội ngũ nắm quyền là những kẻ có tham vọng “chinh quốc, bình thiên hạ” để phục vụ cho tham vọng bành trướng của mình.

Điển hình trong số đó là vụ thanh trừng Bạc Hy Lai đang xôn xao dư luận, kẻ đang lên như diều gặp gió ở Trung Quốc , gần như chắc chắn sẽ có chân trong bộ chính trị Trung Quốc .

Ông ta là người thế nào? Có phải là người yêu quý láng giềng và sẵn sàng cãi nhau trong bộ chính trị Trung Quốc để giảm áp lực chiến tranh lên láng giềng không? Câu trả lời là không biết, nhưng có lẽ ông sẽ là trở ngại, sẽ là cái loa phát thanh đứng đầu trong các luồng ý kiến chống đối chiến tranh mà Tập Cận Bình sẽ phát động trong tương lai.

Khi nội bộ Trung Quốc đã không còn những kẻ chống đối thì rõ ràng là rất gọn đường cho Trung Quốc đưa ra quyết sách tấn công tùy thích.

Vấn đề sức mạnh quân sự: Trung Quốc năm 2012 bây giờ đã có gì nào? Một mớ tàu cà tàng, gần chục con tàu đổ bộ 071 tự đóng, một mớ tàu ngầm thế hệ cũ khởi động cứ như bò rống và 1 cái xác vỏ cũ rích mang tên Thi Lang làm tàu sân bay nhưng vẫn còn thiếu … cáp hãm phanh.

Và cũng như một tướng Trung Quốc đã phát biểu: “Tàu sân bay, Trung Quốc cần bao nhiêu sẽ có!” Thế nên tới thời điểm 2020, Trung Quốc có lẽ cũng đã “nhái” xong mấy sợi cáp hãm phanh, đóng xong vài tàu sân bay, ít nhất cũng phải kha khá chừng vài chục con, tệ lắm là 3 đến 5 con tàu phục vụ cho mục tiêu không tốt đẹp gì của mình.

Đấy là mới kể về hải quân, chưa nói gì về năng lực chống tiếp cận, hay không quân cả, Trung Quốc sẽ có thể hoàn thành tên lửa Dongfeng 21, 31 gì đó và J-20 máy bay tàng hình chôm công nghệ của Mỹ ít ra cũng có thể nhấc cánh bay thật, chứ không chạy dưới đường băng để chụp ảnh nữa!

Trung Quốc sẽ phải tấn công trong giai đoạn này là vì để càng lâu thì Việt Nam, Philip, Mỹ dưới kia càng mạnh, càng xây được thêm nhiều công xưởng, máy móc, vũ khí, củng cố quân đội và cả nền kinh tế. Còn Mỹ cũng sẽ đưa ra nhiều kế sách mới làm suy yếu Trung Quốc. Cho nên, Trung Quốc phải chọn một mốc thời gian nào mà tương quan sức mạnh giữa họ và các nước kia có lợi nhất để phát động chiến tranh.

Vấn đề cuối cùng: quan trọng nhất: tham vọng bành trướng, tâm lý của người Hán suốt 3000 năm nay, tại sao lại là bành trướng xuống hướng Nam mà không phải nơi nào khác?

Nhắc lại lịch sử cũ, cách đây vài ngàn năm, khi mà trong vô số các bộ tộc du mục phương bắc những bộ tộc nhỏ yếu đã hợp lại thành tộc Hoa Hạ (đây là lý do vì sao lại gọi là người Hoa, hay Trung Hoa), sau đó bắt đầu hướng Nam, thôn tính giành đất của các bộ tộc yếu thế, hiền lành, gốc nông nghiệp phía Nam, rồi tràn qua bờ sông Dương Tử, tức sông Trường Giang, thôn tính các tộc Việt gọi chung là Bách Việt, sau đó đổi tên tộc thành dân tộc Hán! Còn ở xa bên phương Nam chỉ còn sót lại duy nhất các tộc Nam Việt, chính là chúng ta ngày nay.

Các bạn có tự hỏi tại sao lại hướng Nam mà không phải là hướng Bắc, hướng Đông, hường Tây không? Tại vì tâm lý từ xa xưa của tộc Hán, vốn là một tộc du mục hiếu chiến như bao tộc khác, nhưng lại là một trong những tộc du mục yếu nhất ở phương Bắc nên không dám đấu lại các tộc hùng mạnh khác. Đó cũng là lí do lí giải câu hỏi tại sao nhà Hán vốn hùng mạnh thế mà khi Thành Cát Tư Hãn xâm lược lại nhanh chóng thất bại dẫn đến việc lập ra nhà Nguyên-Mông,

Thành Cát Tư Hãn mạnh chỉ là một mặt của vấn đề, mặt còn lại là tâm lý của tộc Hoa Hạ vốn đã sợ thua Mông Cổ từ lâu nên khi đụng trận đã sớm thất bại. Và vì sợ hướng Bắc nên cứ lấn riết xuống phương Nam, dần tạo thành THÓI QUEN HƯỚNG NAM - một trong những lí do lớn (bên cạnh sự tham lam, mong bành trướng, và hiếu chiến) khiến quyết tâm chiếm Việt Nam và Đông Nam Á của Trung Quốc là lớn hơn bao giờ hết.

***

Trên đây là 5 lí do sẽ dẫn đến việc Trung Quốc sẽ tấn công trong khoảng thời gian 2020 - 2050. Tuy nhiên, tương lai là bất định. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chiến tranh trượt ra khỏi mốc 2020 - 2050 mà tôi dự báo mà xảy trước hoặc sau đó? Dưới các phân tích tiếp theo của tôi.

Nếu chiến tranh xảy ra ở mốc trước 2020

Có một số lí do, rất có thể xảy ra, dẫn đến việc Trung Quốc tiến hành chiến tranh trước năm 2020.

Bản tính nóng vội của Trung Quốc. Trong lịch sử lẫn văn hóa của mình, Trung Quốc luôn luôn là kẻ nóng vội, đó là một trong những lí do mà trong các cuộc chiến thời xưa giữa Việt Nam -Trung Quốc, người phương Bắc luôn là kẻ gây chiến trước và cũng vì nóng vội nên luôn là kẻ thất bại.

Trung Quốc quá tự tin về tiềm lực quân sự của mình. Trung Quốc phải thừa hiểu rằng nuốt được Việt Nam thì tiếp theo Mỹ, Nga sẽ không để Trung Quốc yên. Mớ tàu chiến của Hạm đội Nam Hải trước 2020 vẫn chưa thể coi là đủ để thách thức sức mạnh của Mỹ.

Các cuộc chiến tranh ở Trung Đông cũng có thể là một nhân tố khiến Trung Quốc nổi điên lên đẩy mạnh chiến tranh ở Biển Đông để giành nguồn kiểm soát dầu mỏ bù cho nguồn dầu bị kẹt ở Trung Đông, chưa kể họ sẽ đánh để cứu đồng minh Iran, làm Mỹ phải căng quân ra 2 mặt trận.

Từ một cuộc va chạm nho nhỏ ở biển Đông, do sự thiếu kiềm chế hoặc hành xử không khôn ngoan của một trong các bên, có thể sẽ làm bùng nổ một cuộc xung đột lớn.

Những hành động “thái quá” của Mỹ, Philippine, thậm chí là Việt Nam ở khu vực biển Đông có thể khiến Trung Quốc “nổi điên” và đưa ra quyết định tấn công.

Nếu chiến tranh xảy ra trong giai đoạn này thì điều gì sẽ xảy ra? Trung Quốc chưa đủ thực lực, làm thế nào mà trong 8 năm tới có thể đóng đủ tàu sân bay để xưng hùng xưng bá với Mỹ ở Biển Đông? Đánh một nước sẽ đánh động toàn bộ các nước khác, làm thất bại đến hàng chục năm “ẩn mình chờ thời”, “trỗi dậy hòa bình”, hay “giấu đi ánh hào quang, duy trì sự bí ẩn”.

Còn với riêng Việt Nam – đất nước án ngữ tuyến đường vận chuyển dầu và nguyên liệu từ Trung Đông và Châu Phi đến Trung Quốc, nếu Trung Quốc chưa đủ sức mạnh để“đấm một phát chết luôn” thì đừng dại mà đụng vào, bởi một cuộc chiến kéo dài sẽ kéo sập nền kinh tế và đời sống xã hội Trung Quốc.

Nếu chiến tranh xảy ra ở sau mốc 2050

Đến lúc này, dân số đã quá giá, thế mạnh lớn nhất của Trung Quốc lại phản tác dụng, làm suy yếu nền kinh tế, tạo gánh nặng lên an sinh xã hội, giảm sức chiến đấu của quân đội, Trung Quốc sẽ suy vong nếu tiến hành chiến tranh.

Về mặt kinh tế, Trung Quốc phát triển quá nhanh, quá nóng nên không bền vững. Không có gì đảm bảo rằng 4 thập niên nữa Trung Quốc sẽ ổn định được nền kinh tế phát triển bền vững và đều đặn. Nội việc bây giờ phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu dầu mỏ là đã thấy kinh tế Trung Quốc không ổn định rồi. Rồi sự chêch lệch quá mức trong thu nhập giữa các tầng lớp cũng dần đẩy những bất bình đẳng xã hội đi xa hơn, càng làm giảm sự đoàn kết của người dân Trung Quốc nếu có chiến tranh.

Trong khoảng thời gian đó, không biết quân đội nhân dân Việt Nam đã xây được mấy chục cái nhà máy sản xuất tên lửa Kh-35UE, và Yakhont, mua biết bao nhiều tàu ngầm và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hải quân trên khắp lãnh thổ, cũng như đẩy mạnh đầu tư vào vũ khí chống tiếp cận?.

Philippinescũng thế, Mỹ lại càng ghê gớm hơn thế. Không ai chịu đứng yên ngồi nhìn Trung Quốc phát triển vũ khí để đánh mình cả. Tóm lại, sau năm 2050, cơ hội chiến thắng của Trung Quốcchẳng còn được bao nhiêu.

Sưu Tầm

Can ho Ciputra cho thue,